Ai cũng biết, trà xanh có những tác dụng không nhỏ đối với sức khỏe. Một chén trà mỗi sáng có thể hạn chế sự phát triển của căn bệnh ung thư, giúp điều trị căn bệnh tim mạch, giúp lợi tiểu, giúp tiêu hóa tốt... Một chén trà mỗi sáng cũng giúp bạn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực và phòng chống bệnh tật.
Tác dụng với trẻ nhỏ
Không chỉ có tác dụng với người lớn, trà xanh còn có tác dụng với cả trẻ nhỏ. Với một liều lượng vừa đủ, nước trà cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe của trẻ. Nếu mỗi ngày, bạn cho trẻ uống 2 - 3 ly (o,5 - 2g trà/ ly), uống vào buổi sáng và uống khi còn ấm có thể bổ sung vitamin, đản bạch chất, đường và chất fluoride cho cơ thể.
Trà còn có thể chống chứng biếng ăn, tốt cho việc tiêu hóa, giúp các em thanh nhiệt cơ thể. Hàm lượng fluoride trong trà khá cao, cho trẻ uống với liều lượng thích hợp, khuyến khích thói quen dùng trà súc miệng, không chỉ giúp chắc xương mà còn có thể ngừa sâu răng. Ngoài ra, dùng những chén trà xanh thật đặc, khi còn nóng thả vào vài viên đá để kết tủa tannic acid và dùng nước trà rửa mặt hoặc tắm cho trẻ sẽ làm cho làn da mịn màng hơn.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý liều lượng trà mỗi ngày của trẻ. Trẻ càng nhỏ càng phải lưu ý về liều lượng. Uống nhiều nước trà sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể các em tăng lên, tăng gánh nặng cho tim và thận. Uống trà quá đậm, sẽ làm cho trẻ hưng phấn thái quá, nhịp tim tăng nhanh, dẫn đến mất ngủ.
Trà quá đậm có nhiều tannic acid, có thể kết hợp với đản bạch chất trong thức ăn để hình thành tannic acid đản bạch và đông cứng lại sẽ ảnh hưởng sự tiêu hóa và hấp thu, làm giảm sự thèm ăn của trẻ. Nếu cho trẻ sơ sinh uống trà, chất tannic acid trong trà có thể hợp cùng chất sắt, biến thành muối sắt acid không tan trong đường ruột, cơ thể không hấp thu được, làm cho lượng dự trữ của sắt bị giảm, lâu dần sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu.
Tác dụng của trà xanh
Ngoài những tác dụng với trẻ nhỏ như trên, trà xanh có tác dụng tốt với sức khỏe của người lớn. Y học phương Đông và Trung Hoa cho rằng: Trà thuộc tính mát, mùi vị ngọt, bùi và đắng. Có thể giúp tỉnh táo, giải khát, lợi tiểu, tiêu hóa tốt và giải độc... Dưới đây là những tác dụng đáng kể của trà xanh.
Lợi tiểu, giảm huyết áp: Uống trà giúp lợi tiểu và giảm sung, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích thích trung khu vận động của huyết quản, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà đậm vừa phải.
Giúp tan mỡ, giảm cân: Trà có công dụng giúp tiêu hóa tốt và làm tan mỡ, có thể giúp ích trong việc giảm cân. Đó là vì chất caffeine trong trà có thể nâng cao lượng tiết ra của dịch dạ dày, giúp tiêu hóa nhanh, tăng cường năng lực phân giải mỡ thừa. Những chất hỗn hợp vitamin trong trà giúp giảm bớt mỡ thừa trong cơ thể. Tuy nhiên hiệu quả của nó thì mỗi người mỗi khác, mỗi người có sự thích ứng của riêng mình.
Phòng chống bệnh tim: Hợp chất trong trà có hiệu quả tăng cường độ đàn hồi của cơ tim, giảm lượng mỡ trung tính và cholesterol trong máu; vitamin C và P cũng có tác dụng xúc tiến vào bài tiết cholesterol. Caffeine, theophylline và pentoxifylline có trong trà kích thích tim một cách trực tiếp, mở rộng huyết quản, để máu có thể truyền vào tim một cách đầy đủ.
Chống lão hóa: Rất nhiều tư liệu trên thế giới hiện nay đều chứng minh được điều này. Trà có tác dụng chống lão hóa là nhờ vào các chất vitamin và amino acids khác nhau, vì thế uống trà thường xuyên có thể phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A, C và B... Uống trà một thời gian dài có ích cho việc phòng chống bệnh và kéo dài tuổi thọ ở người cao tuổi. Tại Nhật Bản, những người thích trà đạo thường sống thọ và sắc mặt hồng hào.
Tăng cường khả năng sinh dục: Trà cũng có lợi cho việc tăng cường khả năng tình dục. Trong trà có chứa 20 - 30% hợp chất có thể ức chế và giết khuẩn, ngăn ngừa cơ quan sinh dục bị viêm. Một ví dụ nữa là hương vị trà có tác dụng hưng phấn thần kinh, chống mệt mỏi.
Uống trà một cách khoa học
Trà có nhiều ưu điểm, nhưng cũng như nhiều sự việc khác, trà không phải là hoàn mỹ, phải tùy theo thời gian, địa điểm và con người. Cần chú ý là, uống trà không phải thích hợp với tất cả mọi người, độ đậm nhạt và lượng trà thì mỗi người đều có sự khác biệt. Vì thế, khi thưởng thức trà hãy nhớ sáu chữ "khoa học, cẩn thận, đúng lượng".
Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng, khi uống trà phải cẩn trọng. Bệnh nhân thiếu máu và cơ tim bị tắc nghẽn nên uống trà xanh. Người cao tuổi bị tháo dạ không nên uống hồng trà, ngược lại, những người cao tuổi thể chất yếu thì nên uống hồng trà.